Dự thảo lần này quy định tách thửa chỉ với hai loại đất, là đất ở và đất nông nghiệp. Cụ thể, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau tách thửa (đã trừ phần diện tích thuộc quy hoạch công trình giao thông) phải đảm bảo diện tích tối thiểu.

Theo đó, đối với thửa đất ở khu vực 1 (gồm các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú), thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải tối thiểu 36m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 3m.

Khu vực 2 (gồm các quận: 7, 12, Bình Tân, Tp.Thủ Đức và thị trấn các huyện), thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải tối thiểu 50m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 4m.

Khu vực 3 (gồm các huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ - ngoại trừ thị trấn), thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải tối thiểu 80m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m.

Về diện tích tối thiểu tách thửa, đối với đất nông nghiệp: 500 m2 đối với đất trồng cây hằng năm, đất nông nghiệp khác. 1.000 m2 đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất chăn nuôi tập trung.

So với dự thảo quy định tách thửa đã từng được đưa ra lấy ý kiến lần trước, dự thảo lần này của Tp.HCM có sự thay đổi lớn, nổi bật là bỏ điều kiện về quy hoạch.

Cụ thể, dự thảo quy định tách thửa, hợp thửa đất ở Tp.HCM theo Luật Đất đai 2024 đã bỏ điều kiện quy hoạch tỷ lệ 1/2000, tỷ lệ 1/500. Dự thảo lần này chỉ quy định tách thửa với 2 loại đất là đất nông nghiệp và đất ở. Điều kiện cần để tách thửa là phải đảm bảo diện tích tối thiểu.

Đồng thời việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý.

Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi, khi thực hiện việc tách thửa đất hoặc hợp thửa đất thì không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất để làm lối đi đó.

Dự thảo lần này quy định tách thửa chỉ với hai loại đất, là đất ở và đất nông nghiệp. Cụ thể, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau tách thửa (đã trừ phần diện tích thuộc quy hoạch công trình giao thông) phải đảm bảo diện tích tối thiểu.

Theo đó, đối với thửa đất ở khu vực 1 (gồm các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú), thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải tối thiểu 36m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 3m.

Khu vực 2 (gồm các quận: 7, 12, Bình Tân, Tp.Thủ Đức và thị trấn các huyện), thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải tối thiểu 50m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 4m.

Khu vực 3 (gồm các huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ - ngoại trừ thị trấn), thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải tối thiểu 80m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m.

Về diện tích tối thiểu tách thửa, đối với đất nông nghiệp: 500 m2 đối với đất trồng cây hằng năm, đất nông nghiệp khác. 1.000 m2 đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất chăn nuôi tập trung.

So với dự thảo quy định tách thửa đã từng được đưa ra lấy ý kiến lần trước, dự thảo lần này của Tp.HCM có sự thay đổi lớn, nổi bật là bỏ điều kiện về quy hoạch.

Cụ thể, dự thảo quy định tách thửa, hợp thửa đất ở Tp.HCM theo Luật Đất đai 2024 đã bỏ điều kiện quy hoạch tỷ lệ 1/2000, tỷ lệ 1/500. Dự thảo lần này chỉ quy định tách thửa với 2 loại đất là đất nông nghiệp và đất ở. Điều kiện cần để tách thửa là phải đảm bảo diện tích tối thiểu.

Đồng thời việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý.

Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi, khi thực hiện việc tách thửa đất hoặc hợp thửa đất thì không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất để làm lối đi đó.


Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan:
Quy trình mua bán nhà đất đã có sổ

Sổ đỏ, sổ hồng chính là tên người dân hay dùng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” hay “Giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng đất ở”. Đây là một trong những giấy tờ...